Chuyển đến nội dung chính

Tự học Solidity bài 21: Tương tác với các hợp đồng khác trong ngôn ngữ lập trình Solidity

Interface Solidity

Tương tác với các hợp đồng khác trong ngôn ngữ lập trình Solidity. Trong khoá học online miễn phí Tự học lập trình web3 - Tự học ngôn ngữ lập trình Solidity

Summary for English Visitercontract NumberInterface {
  function getNum(address _myAddress) public view returns (uint);
}contract MyContract {
  address NumberInterfaceAddress = 0xab38... 
  // Address FavoriteNumber contract on ETH blockchain
  NumberInterface numberContract = NumberInterface(NumberInterfaceAddress);
  // `numberContract` = contract FavoriteNumber

  function someFunction() public {
    // Call `getNum` from contract:
    uint num = numberContract.getNum(msg.sender);

  }
}


Khi chúng ta có nhu cầu tương tác với một hợp đồng khác trên Blockchain, có thể hợp đồng thuộc bạn sở hữu, hoặc là một hợp đồng có sẵn trên blockchain. Vậy với ngôn ngữ solidity chúng ta sẽ phải làm từng bước như nào? Trong bài học này chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Tương tác với các hợp đồng khác

Để hợp đồng của chúng tôi nói chuyện với một hợp đồng khác trên blockchain mà chúng ta không sở hữu, trước tiên chúng ta cần xây dựng một interface.

Hãy xem một ví dụ đơn giản sau đây. Giả sử có một hợp đồng tên là LuckyNumber trên blockchain trông như thế này:

contract LuckyNumber {
  mapping(address => uint) numbers;

  function setNum(uint _num) public {
    numbers[msg.sender] = _num;
  }

  function getNum(address _myAddress) public view returns (uint) {
    return numbers[_myAddress];
  }
}
Đây sẽ là một hợp đồng đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể lưu trữ con số của họ và nó sẽ được liên kết với địa chỉ ví Ethereum của họ. Sau đó, bất kỳ ai khác cũng có thể tra cứu con số may mắn của chính họ khi gọi hàm getNum() (khi dùng đúng địa chỉ ví ETH đó để gọi đến hợp đồng)

Bây giờ, giả sử chúng ta có một hợp đồng bên ngoài muốn đọc dữ liệu trong hợp đồng này bằng cách sử dụng hàm getNum.

Đầu tiên, chúng ta phải xây dựng một interface của hợp đồng LuckyNumber:

contract NumberInterface {
  function getNum(address _myAddress) public view returns (uint);
}

Lưu ý rằng điều này gần giống như xây dựng một contract, với một vài điểm khác biệt. 

  1. Thứ nhất, chúng ta chỉ khai báo các hàm mà chúng ta muốn tương tác - trong trường hợp này là getNum - và chúng ta không định nghĩa đến bất kỳ hàm hoặc biến nào khác.
  2. Thứ hai, chúng ta không có thân hàm. Thay vì dấu ngoặc nhọn ({ - }), chúng ta chỉ cần kết thúc khai báo hàm bằng dấu chấm phẩy (;).

Nó giống như một bộ xương của hợp đồng và đây là cách trình biên dịch biết đó là một interface.

Bằng cách thêm interface này trong ứng dụng dapp của chúng ta, hợp đồng của chúng ta sẽ biết các chức năng của hợp đồng khác trông như thế nào, cách gọi chúng cũng như loại phản hồi mong đợi.

Bài học này cho ta biết một điều là: muốn gọi đến hợp đồng khác trên bockchian thì phải xây dựng một interface và liệt kê các hàm trong hợp đồng đó mà ta muốn sử dụng.
Còn cách gọi cụ thể như thế nào thì trong bài học sau bạn sẽ được biết cụ thể.

Thực hành luôn cho nhớ lâu bạn nhé

Nếu bạn chưa biết cách TẠO FILE, COMPILER và DEPLOY thì hãy xem lại trong bài giới thiệu nhé. Có hướng dẫn chi tiết ở đó.



BÀI TIẾP THEO: BÀI SỐ 22

HỌC TỪ ĐẦU: BÀI SỐ 1

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài giới thiệu: Tự học Solidity. Học lập trình web3. Lập trình Smart Contract các Blockchain

LỜI NÓI ĐẦU Mục đích của blog này để chia sẻ một cách đơn giản nhất để bạn có thể tự học lập trình web3 Solidity bằng tiếng Việt, tự học online ngôn ngữ lập trình Solidity để Code ra một Smart Contract trên blockchain của ETH. Khoá học này dành cho những lập trình viên Việt Nam nhưng không giỏi đọc các tài liệu bằng tiếng Anh. Đặc biệt, những bài học này sẽ không rườm rà các lý thuyết. Vậy nên những khái niệm như Blockchain là gì, Smart Contract là gì thì mời các bạn tự tra cứu Google :) ĐỐI TƯỢNG PHÙ HỢP Trên cơ sở là bạn cũng đã có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình khác rồi, giờ có nhu cầu học thêm một ngôn ngữ mới. Bạn cần một website học lập trình web3 Solidity một cách hệ thống từ A đến Z và bài bản. Còn nếu bạn là một người mới tinh như trang giấy trắng về code, chưa biết tí gì về lập trình thì xin hãy quay lại đây sau. Hãy học một khoá lập trình căn bản trước nhé. THỰC HÀNH CODE Ở ĐÂU? Trong khoá tự học lập trình web3 Solidity này, chúng ta sử dụng trình soạn thảo online là

Bài 1: Tài liệu tự học Solidity. Contracts & Pragma. Hợp Đồng và phiên bản Pragma

Contracts và  Pragma Trong khoá học online miễn phí Tự học lập trình web3 - Tự học ngôn ngữ lập trình Solidity Những chú ý trước khi bắt đầu khoá học được trình bày tại  bài giới thiệu khoá học Summary for English Visiter pragma solidity >=0.5.0 <0.6.0; contract HelloWorld { } Thank you! 1. Contract Mã của Solidity được gói gọn trong các hợp đồng Contract. Hợp đồng là khối code cơ bản của các ứng dụng Ethereum - tất cả các biến và hàm đều thuộc một hợp đồng và đây sẽ là điểm khởi đầu của tất cả các dự án.  Một hợp đồng trống có tên HelloWorld sẽ trông như thế này: contract HelloWorld { } 2. Phiên bản Pragma Code solidity phải bắt đầu bằng "version pragma" - một khai báo về phiên bản của trình biên dịch Solidity mà mình sử dụng. Điều này là để ngăn chặn các sự cố với các phiên bản trình biên dịch trong tương lai có thể gây ra lỗi với đoạn code của bạn. Ví dụ muốn biên dịch từ 0.5.0 đến 0.6.0 thì  bạn khai báo trên cùng như sau:  pragma solidity >=0.5.0 <0.6.0;

Tự học chơi đàn Kalimba. Chơi Kalimba bắt đầu từ đâu?

Tự học chơi đàn Kalimba. Chơi Kalimba bắt đầu từ đâu? iOS:  https://apps.apple.com/vn/app/kalimba-app-with-songs-numbers/id6473744011 Android:  https://play.google.com/store/apps/details?id=ss.kalimba.with.numbers.songs Các bạn có thể xem lại bài giới thiệu về đàn Kalimba tại đây Kalimba là một nhạc cụ phổ biến trong giới trẻ hiện nay nhưng không phải ai cũng biết cách tự học kalimba một cách dễ dàng được đúng không? Đừng lo, Kalimba thực sự là một nhạc cụ chơi cực kì cực kì đơn giản mà không hề tốn quá nhiều công sức đâu nè. Guitar Station sẽ hướng dẫn bạn cách tự học chơi đàn Kalimba thật đơn giản nhé! Kalimba chơi phổ biến bằng cách dùng 2 ngón tay cái gảy vào các phím để phát ra thành tiếng. Vậy phải gảy như thế nào mới đúng? Bạn đừng lo, muốn biết gảy như thế nào thì bạn phải biết được thể loại nhạc bạn muốn chơi đã nha. Chơi Kalimba cũng giống các nhạc cụ khác, có 2 dạng chơi:  Đệm hát: vừa đàn vừa hát. Solo: đánh nốt nguyên bài. Kalimba là dạng piano đơn giản nên thường sẽ thiên