Tự học Phân tích kỹ thuật trade coin từ A đến Z
Tự học ptkt Bitcoin. Kiến thức phân tích kỹ thuật trade coin từ A đến Z. Các trường phái ptkt coin.
0. Lời nói đầu
Phân tích giao dịch trong trade coin, trade chứng khoán... bao gồm 03 loại phân tích chính: Phân tích cơ bản, Phân tích kỹ thuật và Phân tích tâm lý. Như tiêu đề của bài viết này "Phân tích kỹ thuật Trade Coin từ A đến Z". Trong bài viết này tôi dựa trên những kiến thức thực chiến từ 2017 đến nay. Tự Học Trade Coin (Tuhocsolidity.com) sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức và bộ công cụ phân tích cần thiết từ cơ bản đến nâng cao để tự bạn có thể xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch dành cho việc Trade Coin, Trade chứng khoán... hiệu quả nhất. Và bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu các khái niệm cơ bản trong trade coin từ A đến Z1. Time Frame là gì? Khung thời gian là gì?
Time Frame là khung thời gian thể hiện của biểu đồ giá. Có nhiều khung thời gian được sử dụng, phổ biến là 1 năm, 1 tháng, 1 tuần, 1 ngày, 4 giờ, 1 giờ, 30 phút, 15 phút, 5 phút, 1 phút. Khi bạn chọn các khung như này thì mỗi cây nến trên biểu đồ sẽ thể hiện 1 đoạn thời gian như bạn chọn. Ví dụ bạn chọn khung 1 ngày (1D) thì mỗi cây nến trên biểu đồ sẽ là 1 ngày.
Sử dụng chọn Time Frame trong thực chiến trade coin
- Nếu bạn là một nhà giao dịch với tầm nhìn dài hạn: hãy sử dụng khung thời gian 1 ngày 1D, 1 tuần 1W, 1 tháng 1M.
- Giao dịch với mục tiêu trung hạn: thường sử dụng khung thời gian 1 giờ 1H, 4 giờ 4H, 1 ngày 1D.
- Giao dịch trong ngắn hạn: thường sử dụng khung thời gian 5 phút 5M, 15 phút 15M, 1 giờ 1H
2. Indicator là gì? Các chỉ báo trong trade coin là gì?
Indicator là các công cụ chỉ báo trong phân tích kĩ thuật trade coin và khi giao dịch thường chúng ta cần bật các chỉ báo này lên để phân tích.
Có thể chia ra làm hai loại chỉ báo chính: Chỉ báo giao động (Oscillator Indicator) và Chỉ báo động lượng (Momentum Indicator)
Chỉ báo giao động (Oscillator Indicator)
Các chỉ báo dao động được sử dụng phổ biến vì chúng là các chỉ báo hàng đầu có thể báo hiệu một sự thay đổi xu hướng có thể xảy ra (dù việc đó vẫn chưa bắt đầu). Loại chỉ báo này dao động giữa các giới hạn: trên - dưới có thể có thêm một điểm giữa và giá trị của nó giúp đánh giá sức mạnh động lượng của một xu hướng. Các chỉ báo dao động cũng thường báo hiệu nếu thị trường quá mua hoặc quá bán (có nghĩa là giá cao hoặc thấp một cách bất hợp lý), điều này có thể chỉ ra sự đảo chiều xu hướng. Giúp ích rất nhiều cho chúng ta xác định thời điểm đóng các vị thế đang mở.
Chỉ báo động lượng (Momentum Indicator)
Chỉ báo động lượng (Momentum Indicator) là các chỉ báo dựa trên giá hiện tại và có độ trễ, nó sẽ hiển thị giá trung bình của một đồng coin trong một khoảng thời gian nhất định. Các chỉ báo động lượng là một cách tốt để đánh giá động lượng cũng như xác nhận xu hướng và xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự. Về cơ bản, các chỉ báo động lượng làm giảm bớt “nhiễu” đường giá trên biểu đồ. Độ nhiễu này được tạo thành từ sự biến động của cả giá và khối lượng. Vì các chỉ báo động lượng này là một chỉ báo trễ so với các sự kiện đang xảy ra, nó thường không được sử dụng như một chỉ báo dự đoán mà là một chỉ báo để xác nhận và phân tích xu hướng.
3. Dãy số Fibonacci là gì?
Dãy số Fibonacci là dãy số bắt đầu là số 1 và 1, số sau bằng tổng 2 số trước đó. Ta có dãy số Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34….
Hai số có tỷ lệ vàng trong toán học và nghệ thuật khi: Tổng hai số chia cho số lớn = số lớn chia cho số nhỏ. Tính toán ra được tỷ lệ vàng là xấp xỉ 1,61803.
Các số trong dãy số Fibonacci tuân theo tỷ lệ vàng này (Số sau chia cho số trước). Càng về sau của dãy số thì càng gần tỷ lệ vàng. Ví dụ: 89/55~ 1,618 ; 144/89~ 1,618
Fibonacci Retracement: Fibonacci hồi quy
Các mức: 0,236 – 0.382 – 0,500 – 0,618 – 0,786
Fibonacci Extension: Fibonacci mở rộng
Các mức: 0 – 0,382 – 0,618 – 1,000 – 1,382 – 1,618
Các bạn không nhất thiết phải biết cách tính các mức Fibonacci như thế nào, hầu hết các công cụ đều hỗ trợ vẽ các mức này. Bạn dùng công cụ này để đo các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, là một công cụ tham khảo khi tìm điểm vào lệnh cũng như điểm cắt lỗ và chốt lời.
4. Ngưỡng hỗ trợ và Kháng cự là gì?
Các ngưỡng Hỗ trợ và Kháng cự hay gọi chung là cản, cản tức là đến các vùng đó giá khó có thể vượt qua. Có 3 loại cản chính: Cản cứng, cản mềm và cản tâm lý.
5. Phân kỳ trong phân tích kỹ thuật là gì?
Phân kỳ thường
Đường giá trong xu hướng tăngĐỉnh Giá 2 > Đỉnh Giá 1
Đỉnh Indicator 2 < Đỉnh Indicator 1

Đường giá trong xu hướng giảmĐáy Giá 2 < Đáy Giá 1
Đáy Indicator 2 > Đáy Indicator 1

Ứng dụng của Phân kỳ thường
Phân kỳ báo hiệu sự đảo chiều của xu hướng
Phân kỳ kín
Xu hướng tăng:Đáy Giá 2 > Đáy Giá 1
Đáy Indicator 2 < Đáy Indicator 1

Xu hướng giảm Đỉnh Giá 2 < Đỉnh Giá 1
Đỉnh Indicator 2 > Đỉnh Indicator 1

Ứng dụng của Phân kỳ kín
Phân kỳ/Hội tụ kín báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng
6. Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow được biết đến như là cơ sở đầu tiên của các nghiên cứu kỹ thuật của thị trường. Đối tượng nghiên cứu và cơ sở xây dựng lý thuyết Dow chính là những biến động của bản thân thị trường không hề liên quan đến các vấn đề trong lý thuyết phân tích cơ bản. Lý thuyết Dow có 12 nguyên lý cơ bản, các bạn có thể tham khảo thêm sách “Lý thuyết Dow – Nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật”.
Giới hạn trong bài viết này, tôi xin tóm tắt ứng dụng thiết thực của lý thuyết Dow trong giao dịch như sau:
Thị trường luôn tồn tại 3 xu thế: xu thế chính C1, xu thế ngươc nó C2 và xen kẽ là xu thế nhỏ không biến động nhiều kéo dài theo thời gian ngắn (Nếu xu thế nhỏ kéo dài thì nó thành C2). Nó làm lên thị trường Bò-Gấu (Bull Market và Bear Market) và thị trường đi ngang (Sideway Market). Là Trader, bạn phải nhận thức đươc đâu là xu thế chính C1 của thị trường để giao dịch theo nó.

Xu thế C1 và C2 thay đổi cho nhau khi các điểm phá vỡ (Breakout) được xác nhận. Ứng dụng của điều này là phương pháp giao dịch Breakout cực kỳ hiệu quả dành cho những Trader biết chờ đợi.
7. Sóng Elliott là gì?
Lý thuyết sóng Elliott
Thị trường có xu hướng sẽ đi theo Mô hình sóng 5-3: 5 sóng đẩy và 3 sóng điều chỉnh.


Sóng nằm trong sóng

Phân tích sóng
- Các quy tắc của sóng Elliott phục vụ cho việc phân tích sóng trong giao dịch: Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.
- Sóng 2 không bao giờ vượt điểm xuất phát của sóng 1.
- Sóng 4 không bao giờ đi vào vùng của sóng 1.
- Sóng 2 và 4 thường bật lại ở các vùng Fibonacci Retracement.
8. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về phân tích kỹ thuật dành cho trade coin và trade chứng khoán cần thiết nhất. Nó là một bộ công cụ phân tích kỹ thuật Trade Coin từ A đến Z phục vụ cho những ai đang mới bước chân vào thị trường. Lúc mới bắt đầu vào thị trường, nếu bạn nắm bắt ngay được những nội dung cốt lõi về phân tích kỹ thuật như trong bài học này để ứng dụng nó tự học ptkt bitcoin và tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch, như vậy là đã tốt hơn rất nhiều so với những người không biết tí nào chỉ nghe lời mua/bán theo bạn bè hoặc các KOL trên mạng rồi :)9. Tâm sự với những người cũ trong thị trường
Nếu bạn là người mới mà đọc được những dòng này thì có khi bạn sẽ tiết kiệm được vài năm đau thương trong thị trường: giàu nhanh, nghèo nhanh - trade coin này. Hỏi 100 người đã từng tham gia thị trường lâu năm bạn sẽ nhận được phần lớn câu trả lời như này:
"Trade đi trade lại còn mỗi cái nịt :))"
Sự thật phũ phàng là vậy, lý do là vì trade thực sự rất khó, trade là cuộc chiến về tâm lý nhiều hơn là về kiến thức, nếu bạn có thể chiến thắng được thị trường thường xuyên và khối tài sản của bạn tăng lên sau 1-2 năm trade thì xin chúc mừng, bạn chỉ là số rất ít những người giỏi trong lĩnh lực này. Còn phần lớn những trader còn lại là hoà hoặc thua lỗ.
Có một cách dễ hơn giúp bạn nâng cao tỉ lệ chiến thắng trong thị trường này là đợi thời điểm khi giá bitcoin rớt từ đỉnh cũ khoảng 75-80% để mua, sau đó quên đi 1-2 năm thì bán (Lật ngược lại lịch sử giá bitcoin một thập kỷ qua để tự mình check lại nhé).
Thời điểm bán tốt nhất là: bao giờ báo đài nói ầm ầm về bitcoin phá đỉnh, bà hàng xóm, cô bán nước, anh xe ôm cũng bàn tán về bitcoin là tương lai ... thì mang ra bán chốt lời :)
10. TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI
Seri bài viết về chủ đề Tự Học PTKT Bitcoin còn tiếp. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo. Chúng ta sẽ đi chi tiết hơn nhé.
Xem seri bài viết về tự học PTKT tại đây