Chuyển đến nội dung chính

Bài 9: Tự học Solidity cơ bản. Return Values of Functions. Giá trị trả về của các hàm trong ngôn ngữ Solidity

Return Values

Giá trị trả về của các hàm trong ngôn ngữ Solidity. Trong khoá học online miễn phí Tự học lập trình web3 - Tự học ngôn ngữ lập trình Solidity

Summary for English Visiterstring greeting = "TuHocSolidity.Com";

function sayHello() public view returns (string memory) {  return greeting;
}function _multiply(uint a, uint b) private pure returns (uint) {
  return a * b;
}Thank you!


Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các giá trị trả về của hàm và các công cụ sửa đổi hàm.

Giá trị trả về

Để trả về một giá trị từ một hàm, ta khai báo như sau:

string greeting = "TuHocSolidity.Com";

function sayHello() public returns (string memory) {
  return greeting;
}
Trong ví dụ trên ta khai báo rõ giá trị trả về với từ khoá returns (chú ý là có chữ s)
Khai báo hàm có giá trị trả về là chuỗi ( string Emory).

Công cụ sửa đổi hàm - Function modifiers (view, pure)

Hàm trong ví dụ trên không thay đổi trạng thái gì trong Solidity - > nó không thay đổi bất kỳ giá trị của biến nào hoặc ghi bất kỳ điều gì.

Vì vậy, trong trường hợp này, chúng ta có thể khai báo nó như một hàm chỉ view: chỉ xem dữ liệu nhưng không sửa đổi nó:

function sayHello() public view returns (string memory) { return greeting;}

Solidity cũng chứa các hàm có chức năng thuần túy, có nghĩa là bạn thậm chí không truy cập bất kỳ dữ liệu nào trong ứng dụng. Hãy xem ví dụ sau:

function _multiply(uint a, uint b) private pure returns (uint) {
  return a * b;
}

Hàm này thậm chí không sử dụng biến/hàm gì khác của ứng dụng - giá trị trả về của hàm này chỉ phụ thuộc vào các tham số của nó. Vì vậy, trong trường hợp này, chúng ta sẽ khai báo hàm là pure.

Lưu ý: Có thể khó nhớ khi nào đánh dấu các chức năng là pure / view. Tuy nhiên trình biên dịch Solidity rất tốt trong việc đưa ra các gợi ý để cho bạn biết khi nào bạn nên sử dụng view hay pure :)

Thực hành luôn cho nhớ lâu bạn nhé

Thực hành bằng cách đánh dấu lại thuộc tính View và pure cho đã có trong file hocweb3.sol.
Dùng các hàm public - view gọi đến các hàm private - pure để tính toán phương trình bậc hai.
Sau khi DEPLOY hãy chạy thử các hàm public, và xem kết quả.

Nếu bạn chưa biết cách TẠO FILE, COMPILER và DEPLOY thì hãy xem lại trong bài giới thiệu nhé. Có hướng dẫn chi tiết ở đó.



BÀI TIẾP THEO: BÀI SỐ 10

HỌC TỪ ĐẦU: BÀI SỐ 1

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài giới thiệu: Tự học Solidity. Học lập trình web3. Lập trình Smart Contract các Blockchain

LỜI NÓI ĐẦU Mục đích của blog này để chia sẻ một cách đơn giản nhất để bạn có thể tự học lập trình web3 Solidity bằng tiếng Việt, tự học online ngôn ngữ lập trình Solidity để Code ra một Smart Contract trên blockchain của ETH. Khoá học này dành cho những lập trình viên Việt Nam nhưng không giỏi đọc các tài liệu bằng tiếng Anh. Đặc biệt, những bài học này sẽ không rườm rà các lý thuyết. Vậy nên những khái niệm như Blockchain là gì, Smart Contract là gì thì mời các bạn tự tra cứu Google :) ĐỐI TƯỢNG PHÙ HỢP Trên cơ sở là bạn cũng đã có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình khác rồi, giờ có nhu cầu học thêm một ngôn ngữ mới. Bạn cần một website học lập trình web3 Solidity một cách hệ thống từ A đến Z và bài bản. Còn nếu bạn là một người mới tinh như trang giấy trắng về code, chưa biết tí gì về lập trình thì xin hãy quay lại đây sau. Hãy học một khoá lập trình căn bản trước nhé. THỰC HÀNH CODE Ở ĐÂU? Trong khoá tự học lập trình web3 Solidity này, chúng ta sử dụng trình soạn thảo online là

Bài 1: Tài liệu tự học Solidity. Contracts & Pragma. Hợp Đồng và phiên bản Pragma

Contracts và  Pragma Trong khoá học online miễn phí Tự học lập trình web3 - Tự học ngôn ngữ lập trình Solidity Những chú ý trước khi bắt đầu khoá học được trình bày tại  bài giới thiệu khoá học Summary for English Visiter pragma solidity >=0.5.0 <0.6.0; contract HelloWorld { } Thank you! 1. Contract Mã của Solidity được gói gọn trong các hợp đồng Contract. Hợp đồng là khối code cơ bản của các ứng dụng Ethereum - tất cả các biến và hàm đều thuộc một hợp đồng và đây sẽ là điểm khởi đầu của tất cả các dự án.  Một hợp đồng trống có tên HelloWorld sẽ trông như thế này: contract HelloWorld { } 2. Phiên bản Pragma Code solidity phải bắt đầu bằng "version pragma" - một khai báo về phiên bản của trình biên dịch Solidity mà mình sử dụng. Điều này là để ngăn chặn các sự cố với các phiên bản trình biên dịch trong tương lai có thể gây ra lỗi với đoạn code của bạn. Ví dụ muốn biên dịch từ 0.5.0 đến 0.6.0 thì  bạn khai báo trên cùng như sau:  pragma solidity >=0.5.0 <0.6.0;

Tự học ptkt Bitcoin. Kiến thức phân tích kỹ thuật trade coin từ A đến Z. Các trường phái ptkt coin

Tự học  Phân tích kỹ thuật trade coin từ A đến Z Tự học ptkt Bitcoin. Kiến thức phân tích kỹ thuật trade coin từ A đến Z . Các trường phái ptkt coin. 0. Lời nói đầu Phân tích giao dịch trong trade coin, trade chứng khoán... bao gồm 03 loại phân tích chính: Phân tích cơ bản, Phân tích kỹ thuật và Phân tích tâm lý. Như tiêu đề của bài viết này "Phân tích kỹ thuật Trade Coin từ A đến Z". Trong bài viết này tôi dựa trên những kiến thức thực chiến từ 2017 đến nay. Tự Học Trade Coin (Tuhocsolidity.com) sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức và bộ công cụ phân tích cần thiết từ cơ bản đến nâng cao để tự bạn có thể xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch dành cho việc Trade Coin, Trade chứng khoán... hiệu quả nhất. Và bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu các khái niệm cơ bản trong trade coin từ A đến Z 1. Time Frame là gì? Khung thời gian là gì? Time Frame là khung thời gian thể hiện của biểu đồ giá. Có nhiều khung thời gian được sử dụng, phổ biến là 1 năm, 1 tháng, 1 tuần, 1 ngày, 4